Trẻ quấy khóc khi đi ô tô luôn là nỗi "ác mộng" đối với các bậc cha mẹ. Không những vậy khi trẻ la hét và quấy rầy trên xe, lái xe sẽ giảm khả năng tập trung dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc. Nếu bố mẹ lúng túng và hoàn toàn không biết cách dỗ con nín khóc khi đang đi trên xe ô tô, hãy tham khảo ngay những lý do khiến trẻ quấy khóc và phương pháp khắc phục nhé.
Nguyên nhân khiến trẻ quấy khócKhó chịu về thể chất
Trẻ nhỏ thường ít chịu đựng được môi trường thay đổi đột ngột như người lớn, trong một không gian nhỏ, ồn ào khiến trẻ luôn cảm thấy sợ hãi bởi những âm thanh lạ, cuộc nói chuyện luôn tạo tiếng vang rất lớn. Ngoài ra, không khí không được lưu thông cũng khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt, khó chịu trong người.
Môi trường đơn điệu khiến bé cảm thấy nhàm chán
Làm thế nào nếu trẻ quấy khóc trên xe (Ảnh minh họa)
Trẻ nhỏ luôn hiếu động và chúng luôn muốn có một không gian đủ rộng và thoáng mát giúp chúng tự tin nô đùa. Trẻ em thường thích thú với những điều mới lạ, theo nghiên cứu chỉ ra rằng:
Trẻ 8 - 15 tháng tuổi chỉ tập trung được vào vật gì đó trong khoảng 1 phút, sau đó phải thay đổi những điều mới lạ. Tương tự là 4 phút đối với trẻ 24 tháng tuổi, 8 phút đối với trẻ 30 tháng tuổi và 10 phút đối với trẻ 4 tuổi.
Điều này chứng tỏ rằng việc trẻ em không thể ngồi im trong một thời gian dài, luôn cần thay đổi để tạo hứng thú. Việc không gian chật chội trong xe luôn là nỗi ám ảnh đối với các bé.
Áp lực từ cha mẹ
Khi đứa bé bắt đầu khóc trên xe thì cha mẹ luôn yêu cầu bé dừng khóc ngay lập tức với thái độ cau có. Tuy nhiên, môi trường trong xe không hề thay đổi, vẫn khiến chúng sợ hãi và cùng với áp lực từ cha mẹ sẽ khiến bé càng khóc to hơn.
Vậy phải làm sao để loại bỏ điều này?Lựa chọn xe và nhà xe phù hợp với hành trình
Việc lựa chọn xe và nhà xe khi đi xe cùng trẻ em là vấn đề quan trọng cần được lưu ý đầu tiên. Bởi vì em bé của chúng ta rất hiếu động và trẻ con cần sự thoải mái, cần không gian nghỉ ngơi, việc lựa chọn được một chiếc xe phù hợp để di chuyển sẽ giúp giảm bớt sự mệt mỏi, tạo nên một hành trình thú vị cho cả bố mẹ và em bé. Bố mẹ nên nhớ em bé dưới 7 tuổi đi cùng người lớn thường sẽ ngồi chung với bố mẹ, trên 7 tuổi hoặc em bé đã biết hoạt động độc lập thì mới nên cho bé ngồi ghế riêng.
Âm nhạc và tiếng động nhẹ
Biện pháp trên chưa được thử nghiệm nhiều, nhưng cũng có thể lôi cuốn trẻ bằng các âm thanh hoặc bài hát yêu thích. Hiện nay, có rất nhiều đĩa CD hoặc internet là công cụ hỗ trợ không thể thiếu của các bậc phụ huynh.
Chuẩn bị tâm lý trước cho trẻ
Để trẻ hiểu về cuộc đi chơi bằng ô tô của cả nhà, trước hôm đi, bố mẹ nên chuẩn bị tâm lý trước cho trẻ. Liên tục nhắc đi nhắc lại về việc cả nhà sẽ đi ô tô đường dài, trẻ sẽ được ngồi như thế nào, cả nhà sẽ di chuyển trong bao lâu, và cảm giác của trẻ sẽ ra sao. Cách đơn giản này giúp trẻ mường tượng phần nào những điều sẽ xảy ra khi đi ô tô. Ngoài ra cũng nên để trẻ khám phá ghế ngồi xe hơi trước khi thắt dây an toàn. Như thế, trẻ sẽ học cách cảm nhận về xe một cách tích cực và an toàn hơn.
Mang theo đồ chơi cho trẻ
Trẻ em thường rất khó chịu đối với không gian chật hẹp, bởi vậy việc đi ô tô đường dài sẽ khiến trẻ nhanh chán khi bị bắt ngồi một chỗ. Vì vậy, bạn có thể mang theo một số loại đồ chơi đơn giản để cho trẻ vui chơi trong suốt chuyến đi. Nên chọn đồ chơi mềm có kích cỡ trung bình, không quá lớn và không quá bé, cũng không nên chọn đồ cứng vì nó có thể gây nguy hiểm cho bé.
Xem thêm
-
'Há miệng to ra nào' - câu nói sai lầm khi cho trẻ ăn của các bà mẹ đang làm hại con
-
Hết nấu ăn chăm con, chồng đại gia của Phan Như Thảo còn làm điều không tưởng này cho vợ
-
Cách giúp bố mẹ xử lý việc anh/chị em trong nhà thường xuyên gây chiến với nhau
-
Thanh Thảo thành thật tiết lộ lý do vì sao một mình chăm con ở Mỹ