Đề thi học sinh giỏi văn lớp 9 TPHCM có bị “tư duy một màu”?

15/03/2023 10:56
Thầy Võ Kim Bảo - tổ trưởng tổ ngữ văn, Trường THCS Nguyễn Du (quận 1) đánh giá, đề thi học sinh giỏi lớp 9 TPHCM năm 2023 không khiến giáo viên bất ngờ khitheo cấu trúccũ,yêu cầu về kiểu bài cũng như các năm trước.Dù vậy, năm nay đềđượcđổi mới theo 2 hướng: 1 là theo chủ đề, 2 là theo mạch phát triển.Cả 2 câu đều chung 1 ngữ liệu,chủ đềvàmạch nhưng phải viết 2 hướng khác nhau.

 

“Chủ đềcủađềlà những thanh âm lấp lánh khơi gợi những cảm nhận khác nhau về cuộc sống. Chính vì vậy đề không áp đặt mà có tính mở rất lớn. Để đáp ứng, học sinhkhông chỉ cần có kĩ năng tốt mà khả năng kết nối văn học với đời sống cũng phải tốt. Bài thi đạt giải cao chắc chắn là bài thi có sự lắng nghe riêng biệt, cảm nhận độc đáo của mỗi cá nhân. Cái độc đáo không nhất thiết là cái cao siêu mà là phát hiện được điều mới lạ, thú vị trong những cái bình thường giữa cuộc sống hàng ngày. Đó là điều mà người chấm thi rất trân trọng” - thầy Bảo nhìn nhận.

Đề thi học sinh giỏi văn lớp 9 TPHCM có bị “tư duy một màu”?

Đề thi học sinh giỏi văn lớp 9 TPHCM năm 2023

Cũng theo thầy Bảo,mạch phát triển câu 1 sẽ là tiền đề để họcsinhgiải quyết câu 2. Cách hiểu vấn đề và kiến giải vấn đề ở câu 2 của họcsinhsẽ tùy vào việc hiểu đề ở câu 1 như thế nào. Các cách hiểu khác nhau sẽ mở ra vô số những tình huống khác nhau. Nên rất thú vị khi chấm thi.

Tuy nhiên, thầy Võ Kim Bảo thẳng thắn, đề không có sự bứt phá trong cách thức ra đề với chính TPHCM khi trong nhiều năm nay, vẫn có một màu sắc, tư duy và điều này hoàn toàn thông cảm được.

“Hiện nay, khối 9 vẫn đang thực hiện theo chương trình cũ, việc đổi mới dù có song chưa nhiều. Đề chỉ theo hướng khác đi chứ không mới. Phải ít nhất là 1 năm nữa chúng ta mới kỳ vọng vào sự thay đổi” - thầy Bảo đánh giá.

Thạc sĩ Nguyễn Phước Bảo Khôi - giảng viên Khoa ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TPHCM nhận định,cấu trúc đề thi theo trục chủ đềvốn là một đặc trưng nổi bật của đề thi trong vàinăm gần đây ở TPHCM.

Nămnay,vấn đề đặt ra trongđềthú vị, yêu cầu người làm bài phải có trải nghiệm đủ rộng và sâu về cuộc sống, về tiếp nhận văn học để có thể giải quyết đề thi. Chính vì vậy đề thi có sự phân hóa rất tốt, đáp ứng cao yêu cầu của một kì thi học sinh giỏi nói riêng và đổi mới kiểm tra đánh giá nói chung.Nếu câu nghị luận xã hộiđặt ra yêu cầu về “cái tai nội tâm” thì câu nghị luận văn họchướng đến “trái tim biết nhìn”. Để lắng được thanh âm “lấp lánh” vọng lên từ con chữ thì cần sự cộng hưởng giữa “thấu cảm” và “thấu thị” để thẩm văn, hiểu văn và từ đó yêu văn hơn khi nghe được “huyền ngoại chi âm” từ văn bản.

Dù vậy, thạc sĩ Khôi đánh giá đềkhó cho học sinh vì đề dài, có nhiều nội dung dễ thành thông tin gây nhiễu, đặc biệt khi các em đang bước vào kì thi với tâm lí căng thẳng, nhiều lo lắng, e rằng sẽ dễ đi lạc đường dẫu vô tình.“Mong năm sau ban ra đề sẽcó cách diễn đạt tường minh mà vẫn hàm súc để đề thi càng thêm hoàn thiện” - thạc sĩ Khôi bày tỏ.

Kỳ vọng nhiều hơn về tính mới trong tư duy ra đề

Nhiều năm quan sát đề thi học sinh giỏi lớp 9 tại TPHCM, một chuyên gia giáo dục nhận xét, đề hay thì có hay song vẫn mang tính “một màu” khi người ra đề luôn cố gắng bấu víu vào tâm lý lứa tuổi để níu vào các chủ đề, yêu cầu đặt ra trong đề, vô tình dẫn đến sự rập khuôn, thậm chí nghèo nàn về ý tưởng.

“Trục chủ đề có mới song cũng đã “mới” trong nhiều năm nay rồi. Ngoài ra, đề mới thiên về đánh giá kỹ năng viết của học sinh chứ chưa quan tâm nhiều đến kỹ năng đọc. Điều này có thể hiểu được tâm lý người ra đề khiđổi mới là cần thiết nhưng tính “an toàn” phải là hàng đầu. Tuy vậy, với giáo viên TPHCM chắc chắn kỳ vọng nhiều hơn về tính mới của đề, làm sao thoát ra khỏi tư duy một màu của các năm trước” - vị này đề cập.

Đề thi học sinh giỏi văn lớp 9 TPHCM có bị “tư duy một màu”?

Giáo viên TPHCM kỳ vọng nhiều hơn về tính mới của đề thi học sinh giỏi ngữ văn

Ở góc độ giáo viên, cô Phạm Thanh Xuân - giáo viên ngữ văn, Trường THCS Lê Quý Đôn (quận 3) chia sẻ, chủ đề về thanh âm trong đề thi không mới vì trước đó đã có chủ đề lắng nghe. Thế nhưng, trong bối cảnh hiện tại học sinh nghe quá nhiều âm nhạc điện tử đôi khi quên đi tiếng nói yêu thương, thanh âm trong trẻo trong gia đình hay đơn giản là thanh âm trong cuộc sống thì đề vẫn có sức gợi khi giúp học sinh lắng lòng lại để lắng nghe thanh âm cuộc sống.

“Cấu trúc, chủ đề không mới, chỉ khác là điểm mới ở nghị luận văn học. Nghị luận văn học không bó buộc mà học sinh được quyền chọn, đan cài quan điểm cá nhân của mình trong cuộc sống soi rọi vào văn chương. Tuy nhiên, ngữ liệu đề hơi rối, nên chăng rút ngắn lại sẽ phù hợp hơn. Giáo viên mong muốn sự bứt phá nhiều hơn, đổi mới chủ đề, đa dạng hơn chứ không chỉ nên bó buộc vào chủ đề tuổi trẻ, có thể mở rộng ra bản sắc văn hoá và nhiều vấn đề khác”- cô Xuân bày tỏ.

Quốc Trung

   
Theo Nguồn www.phunuonline.com.vn

Đề thi học sinh giỏi văn lớp 9 TPHCM có bị “tư duy một màu”? - Đời Sống